Dinh dưỡng tiết chế là gì?

Dinh dưỡng tiết chế là gì?

Dinh dưỡng và dinh dưỡng tiết chế trong sinh hoạt hằng ngày và điều trị các bệnh lý liên quan đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách là biện pháp giúp giữ gìn sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1. Tìm hiểu về dinh dưỡng

1.1 Dinh dưỡng là gì?

Dinh dưỡng là việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo dạng thức ăn cho các tế bào để duy trì sự sống. Dinh dưỡng bao gồm các hoạt động như: Ăn, uống, hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng, sự bài tiết chất thải.

Chuyên gia dinh dưỡng là các chuyên gia y tế chuyên về lĩnh vực dinh dưỡng con người, lập kế hoạch các bữa ăn. Họ được đào tạo để đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống an toàn dựa trên các thông tin về sức khỏe, bệnh tật của từng cá nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng sẽ tập trung vào vai trò của dinh dưỡng trong các bệnh mãn tính, giúp phòng ngừa, điều trị thiếu hụt dinh dưỡng trước khi phải sử dụng thuốc.

Nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, nhiều vấn đề về sức khỏe của thể được ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ. Ngược lại, một chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những tác động bất lợi cho sức khỏe, gây bệnh suy dinh dưỡngloãng xương, ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh tim mạch, tiểu đường,…

1.2. Chất dinh dưỡng là gì?

Chất dinh dưỡng (dưỡng chất) là những chất hay hợp chất hóa học làm nhiệm vụ duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể qua quá trình trao đổi chất. Đối với con người, chất dinh dưỡng được cung cấp qua các bữa ăn hằng ngày. Các loại chất dinh dưỡng gồm:

  • Glucid (carbohydrates): Cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn, chiếm 60 – 70% tổng năng lượng trong các bữa ăn. Ngũ cốc, khoai củ rất giàu glucid;
  • Lipid (chất béo): Gồm 2 loại mỡ và dầu, khác nhau bởi cấu trúc hóa học và các acid béo. Chất béo có đậm độ năng lượng cao, có nhiều trong các loại thực phẩm như mỡ động vật (lợn, gà, cá), bơ, sữa toàn phần, dầu thực vật (dầu lạc, dầu vừng),…;
  • Protein (chất đạm): Là thành phần cấu trúc cơ bản và thành phần chức năng của tế bào trong cơ thể. Protein có trong thịt, cá, trứng, sữa hoặc các loại hạt giàu đạm;
  • Vi chất dinh dưỡng: Gồm các vitamin, khoáng chất và các chất vi khoáng. Nếu thiếu các chất này sẽ sinh bệnh;
  • Chất xơ: Là thành phần của thành tế bào thực vật, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa cho cơ thể. Chất xơ có trong các loại rau, củ, hoa quả.

2. Dinh dưỡng tiết chế là gì?

Dinh dưỡng tiết chế là một phân khoa trong dinh dưỡng học, làm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng công thức và chế độ ăn uống cho người bình thường hoặc bệnh nhân. Dinh dưỡng tiết chế định ra khẩu phần ăn bình thường và khẩu phần ăn bệnh lý.

Việc đào tạo một chuyên gia dinh dưỡng tiết chế gồm:

  • Trang bị các kiến thức dinh dưỡng cơ bản và dinh dưỡng cho các đối tượng;
  • Cung cấp các kiến thức, thực hành để khám, tư vấn cho bệnh nhân ngoại trú; theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân khi điều trị nội trú;
  • Cung cấp kiến thức và thực hành để điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho những bệnh thường gặp;
  • Cung cấp kiến thức và thực hành về cách tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động của khoa dinh dưỡng tiết chế tại bệnh viện.

Khi nhận được lời khuyên về dinh dưỡng của các chuyên gia, bệnh nhân nên tuyệt đối tuân thủ mọi chỉ định để điều trị bệnh hữu hiệu, nâng cao chất lượng sống.

Tổng hợp internet

Chìa Khóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *